TRAINING LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC TRAINING PHỔ BIẾN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

TRAINING LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC TRAINING PHỔ BIẾN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

HR General - Nhân sự tổng hợp

Training là thuật ngữ phổ biến với những ai vừa gia nhập một công ty mới hoặc những người đi làm lâu năm tham dự các buổi training cho công việc mới, dự án mới,... Hãy cùng Link Power tìm hiểu tổng quan hoạt động Training và các hình thức Training phổ biến nhất.

Training là gì? Mục đích của việc Training

Training có nghĩa là đào tạo. Về cơ bản, Training là một hoạt động định hướng nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu suất trong công việc hiện tại hoặc tương lai.

Mục đích của việc training là đào tạo và huấn luyện nhân viên mới để có đủ kiến thức, năng lực và cả thái độ để nhân viên có thể đủ sức đảm nhận vị trí được giao. Ngoài ra, các nhân viên trong viên trong công ty cũng được “training” để đảm nhận các nhiệm vụ mới. 

Kiến thức training sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, còn tùy thuộc vào mức độ nhận thức của nhân viên và độ khó của công việc mà quá trình training diễn ra ngắn hay dài. 

Training không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và huấn luyện nhân viên mà thông qua quá trình này còn làm căn cứ để đánh giá chất lượng và trình độ nhân viên để đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không. 

Thông thường, những nhân viên mới vào công ty sẽ được training vì họ là người mới chưa nắm được toàn bộ công việc của vị trí họ phải đảm nhận hoặc chỉ mới quen công việc được  vài ngày. Do vậy, những nhân viên này sẽ được một người dày dặn kinh nghiệm hoặc bộ phận L&D sẽ trực tiếp giảng dạy để bổ sung kiến thức và kỹ năng cho họ. 

Bên cạnh đó, khi công ty thay đổi chiến lược kinh doanh, áp dụng mô hình, phương thức kinh doanh mới, thay đổi máy móc thiết bị thì bộ phận kỹ thuật cũng cần phải nâng cao chất lượng nhân sự về trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức và kinh nghiệm để nhân viên có thể áp dụng nâng cao tay nghề thì cũng cần phải tổ chức training cho nhân viên. Doanh nghiệp có thể đào tạo training cho bộ phận quản lý trước rồi sau đó đào tạo cho đội ngũ nhân viên. 

Training có vai trò gì? 

Đối với Doanh nghiệp

Đối với công ty, doanh nghiệp thì việc training sẽ là căn cứ đầu tiên để xác định chất lượng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức hay không? 

Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nhân viên sẽ giúp nâng cao tay nghề của đội ngũ nguồn nhân lực và giúp nhân viên quen việc, làm đúng quy trình từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Quá trình đào tạo còn giúp nhân viên hệ thống hóa được hệ thống công việc và từ đó tránh được những sai sót không mong muốn.

Đối với nhân viên

Training là việc làm giúp nhân viên làm quen với công việc, làm quen với môi trường công việc mới, training sẽ giúp nhân viên nắm được các đầu việc phải làm và đồng thời thành thục quy trình làm việc. Thêm vào đó, training còn giúp nhân viên mới làm quen và dễ hòa nhập với văn hóa công ty. 

Đối với nhân viên cũ, quá trình training sẽ giúp nhân viên nâng cao chất lượng công việc, từ đó xác định được chất lượng công việc của mình, từ đó xác định được mục tiêu cá nhân. 

Các hình thức Training phổ biến

Có 3 hình thức training phổ biến nhất hiện nay:

Training định kỳ (Internal session)

Buổi họp nội bộ định kỳ là cách đào tạo thông qua các buổi gặp mặt của toàn doanh nghiệp hoặc theo các nhóm nhỏ. Thông thường các buổi họp này diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng. 

Thông qua các buổi họp định kỳ như vậy sẽ giúp nhân viên nâng cao năng lực, tháo gỡ được những vướng mắc, rèn luyện các kỹ năng mềm từ đó biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Ở các doanh nghiệp hiện nay đều triển khai hình thức training này về một chủ đề hoặc kỹ năng mà nhân viên cần biết. 

Đào tạo qua công việc (On-the-job training)

On-the-job training hay OJT là hình thức đào tạo bằng cách học hỏi ngay ở công việc thực tế. Điều kiện của hình thức này là cần có thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Thông qua phương pháp đào tạo nội bộ qua công việc sẽ hữu ích hơn đối với công việc mang tính thực hành cao. 

Kèm cặp

Đây là hình thức mà người theo dõi hướng dẫn và kèm cặp nhân viên. Đây là hình thức mà những người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt lại cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. 

Các bước Training nhân sự

Hiện nay, các doanh nghiệp đang thực hiện chương trình đào tạo nhân viên theo 4 bước sau: 

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Một doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng được quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xây dựng cho ai và để làm gì. Do vậy mà trước khi lên kế hoạch đào tạo cần xác định các nhóm đối tượng cần được đào tạo. Vì vậy mà bộ phận đào tạo phải liên hệ với các cấp lãnh đạo để các phòng ban và các nhóm chuyên môn quyết định nhu cầu cào tạo, cái đích mà doanh nghiệp đang hướng tới. 

Bước 2: Xây dựng quy trình đào tạo

Bước thứ hai của việc xây dựng quy trình đào tạo là đưa ra kế hoạch đào tạo nhân viên cũng như phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Các mục chính của quy trình đào tạo nhân viên là: 

- Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ
- Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình
- Đối tượng nhân viên tham gia huấn luyện
- Nhân sự, phòng ban phụ trách
- Nội dung và hình thức đào tạo cho nhân sự
- Phân bổ thời gian cụ thể, chi phí và địa điểm
- Các điều kiện ràng buộc khác cần chú ý

Lúc này bộ phận L&D của công ty cần xây dựng một quy trình đào tạo chi tiết và bài bản để có thể triển khai một cách dễ dàng và hiệu quả. Việc đào tạo cũng nên được xem xét, bộ phận nào cần ưu tiên được đào tạo trước. Việc đào tạo liên tục sẽ giúp doanh nghiệp có được đội ngũ nhân sự chất lượng. 

>> Xem thêm: Vai trò của L&D trong doanh nghiệp.

Bước 3: Triển khai và đánh giá

Khi đã xong bản kế hoạch đào tạo nhân viên, một mẹo nhỏ là nên tập hợp các bộ phận liên quan để thông báo ý nghĩa của buổi training. Điều này giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của buổi huấn luyện này là gì? Trên thực tế nhiều nhân viên đã không tham gia tích cực buổi training vì họ không biết ý nghĩa của chúng là gì, áp dụng như thế nào trong thực tế. 

Để quá trình training được thành công cần sự phối hợp giữa nhiều bộ phận, đưa ra các chương trình training phù hợp với môi trường cũng như điều kiện làm việc. Việc đào tạo phải gắn liền với thực tế. Khi đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự chất lượng, giàu tâm huyết là điều kiện tiền để gây dựng lên một doanh nghiệp thành công.